Thứ Sáu, 19 tháng 8, 2016

Chữa nứt kẽ hậu môn sau sinh

Phụ nữ sau sinh là những đối tượng dễ mắc phải nứt kẽ hậu môn nhất, gây bất tiện trong sinh hoạt, ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nắm bắt, tìm hiểu thông tin về bệnh cũng như chữa nứt kẽ hậu môn kịp thời sẽ giúp phụ nữ sau sinh thoát khỏi những ảnh hưởng mà bệnh mang lại.
Biểu hiện nứt kẽ hậu môn ở phụ nữ sau sinh

Đối với nứt kẽ hậu môn, biểu hiện chủ yếu là cảm giác đau nhức vùng hậu môn, và được chia làm hai giai đoạn là cấp tính và mãn tính. Mỗi giai đoạn có những biểu hiện khác nhau.
-          Giai đoạn cấp tính: Phụ nữ có hiện tượng đau khi đại tiện, đại tiện ra máu, máu có thể ít hay nhiều tùy theo vết nứt nông hay sâu.
-          Giai đoạn mãn tính: Vùng tổn thương bị nứt sâu hơn. Vết nứt kẽ có phản ứng viêm xuất tiết, vùng bị tổn thương có mủ đặc, kích thích vùng da xung quanh, gây mẫn ngứa khó chịu.
Những hậu quả phụ nữ sau sinh có thể mắc phải khi bị nứt kẽ hậu môn
Khi bị nứt kẽ hậu môn, phụ nữ sau sinh có thể mắc phải một số ảnh hưởng như: Gây đau lưng, đau xương chậu, ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt, táo bón, sa trĩ. Ngoài ra, khi chỗ nứt kẽ hậu môn bị viêm nhiễm sẽ gây sốt, sưng và chảy máu hậu môn, gây rối loạn các chức năng về tiêu hóa, gây khó chịu, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống.
Phòng tránh nứt kẽ hậu môn cho phụ nữ sau sinh
-          Tạo thói quen đại tiện theo giờ, ngâm hậu môn bằng nước muối ấm, vệ sinh hậu môn sạch sẽ sau mỗi lần đi đại tiện.
-          Nếu mắc phải các căn bệnh về hậu môn, trực tràng như viêm, loét kết tràng nhằm phòng ngừa dẫn đến nứt kẽ hậu môn.
-          Để đề phòng nứt kẽ hậu môn cần hạn chế ăn đồ cay nóng, không uống rượu bia, nên ăn các loại thức ăn có chứa nhiều chất xơ, rau xanh để nhuận tràng.


Các phương pháp điều trị nứt kẽ hậu môn
-          Sử dụng thuốc để điều trị nứt kẽ hậu môn
Kem bôi Nytrogylcerin: Có tác dụng làm giãn mạch và gia tăng lượng máu đến các vết nứt kẽ hậu môn. Từ đó làm cho các vết nứt mau lành, giảm đau và giảm co thắt.
Kem bôi botox: Có tác dụng làm giảm các triệu chứng co thắt, giảm đau và ngăn ngừa nguy cơ bệnh nứt kẽ hậu môn diễn biến nặng hơn.
Thuốc hạ áp Nifedipine: Giúp làm giảm hiện tượng co thắt tại mạch máu và các tác dụng đáng kể trong việc giảm đau đớn cho người bị nứt kẽ hậu môn.
Thuốc hạ áp Diltiazem: Có tác dụng tương tự như Nifedipine và được sử dụng tương đối phổ biến với người bị nứt kẽ hậu môn.
Viên đặt hậu môn: Thuốc Diclophenac, Ketoprofene,… giúp giảm các triệu chứng đau rát khi đại tiện.
Thuốc chống táo bón: Các loại thuốc nhuận tràng như Bisacodyl giúp việc đi đại tiện trở nên dễ dàng hơn, hạn chế không để bệnh nặng hơn.
Thuốc giảm đau: Người bệnh có thể uống thêm các thuốc mà thành phần có chứa Paracetamol để giảm đau nhói ở hậu môn.
Thuốc Đông Y: Người bệnh có thể dùng một số bài thuốc Đông Y để xông, uống và rửa hậu môn để chống viêm nhiễm, nhuận tràng, làm lành các tổn thương tại hậu môn.
-          Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng thủ thuật
Nứt kẽ hậu môn có thể điều trị bằng cách tiêm một lượng nhỏ Botox vào hậu môn để làm giãn co thắt cơ, giúp các vết nứt nhanh lành trở lại. Thủ thuật này phải được thực hiện bởi các bác sĩ có chuyên môn, tay nghề cao vì nếu không sẽ xảy ra những hậu quả đáng tiếc.
-          Điều trị nứt kẽ hậu môn bằng tiểu phẫu

Đối với trường hợp nứt kẽ hậu môn mãn tính, dễ tái phát, tình trạng nặng. Khi đó, phẫu thuật nứt kẽ hậu môn là giải pháp hiệu quả. Đây là dạng tiểu phẫu khá đơn giản và an toàn nên người bệnh có thể hoàn toàn yên tâm.


Hi vọng trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thêm kiến thức về vấn đề, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với phòng khám đa khoa Hồng Phong chúng tôi để được các bác sĩ tư vấn thêm nhanh chóng và miễn phí.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM