Thứ Ba, 23 tháng 8, 2016

Bé bị viêm nứt kẽ hậu môn

Làn da của trẻ rất nhạy cảm nên nếu vệ sinh không đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng viêm nứt kẽ hậu môn. Sau đây là những điều cần biết về viêm nứt kẽ hậu môn ở trẻ mà các mẹ cần biết để phát hiện sớm và điều trị kịp thời.

Nứt kẽ hậu môn là gì?
Nứt kẽ hậu môn là do lớp da ống hậu môn dưới nếp nhăn bị nứt ra. Vết nứt có chiều dài 0,5 - 1 cm, khiến người bệnh cảm thấy khó chịu, đau đớn khi đại tiện. Nứt kẽ hậu môn có thể tự khỏi nhưng rất dễ tái phát nên nếu không chữa trị có thể gây ra các biến chứng như áp xe hậu môn, rò hậu môn,…


Bé bị viêm nứt kẽ hậu môn
Đối với trẻ em, do có làn da nhạy cảm, mỏng manh nên nếu không vệ sinh cho trẻ đúng cách sẽ dẫn đến tình trạng nứt kẽ hậu môn. Nứt kẽ hậu môn thường tự lành hoặc lành sau khi được điều trị bằng các biện pháp không phẫu thuật. Triệu chứng và dấu hiệu của bệnh thường biến mất trong vòng 2 tuần, nhưng có thể phải đến 8 tuần vết nứt mới lành hẳn. Nếu vết nứt không lành sau 6 đến 8 tuần có thể phải sử dụng phẫu thuật.

Dấu hiệu nhận biết nứt kẽ hậu môn ở trẻ
Theo các bác sĩ, nguyên nhân dẫn đến bé bị viêm nứt kẽ hậu môn là do táo bón. Khi bé bị táo bón có thể dẫn đến nứt kẽ hậu môn và gây đau đớn khi đại tiện. Khi đó bé sẽ sợ đi đại tiện và làm cho tình trạng táo bón, nứt kẽ hậu môn ngày càng nặng hơn. Sau đây là những dấu hiệu nhận biết nứt kẽ hậu môn ở trẻ.


-          Đau khi đại tiện: Bé phải rặn mạnh hay khóc khi đại tiện.
-          Đại tiện ra máu: Thấy máu dính trên phân, trong tả hoặc trên giấy vệ sinh.
-          Rách hậu môn: Có thể xuất hiện mẫu da thừa quanh vết nứt do da bị kích ứng. Nếu nứt hậu môn nhiều lần, kéo dài có thể phải phẫu thuật.
Nứt kẽ hậu môn ở trẻ tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng khiến trẻ đau đớn, quấy khóc, việc các mẹ cần làm là trị táo bón và vệ sinh hậu môn cho trẻ để tránh bị nhiễm trùng và gây đau đớn.

Chăm sóc khi bé bị viêm nứt kẽ hậu môn
Trong quá trinh chăm sóc bé bị viêm nứt kẽ hậu môn, các mẹ cần lưu ý những điều sau.
-          Tránh táo bón, rặn mạnh khi đại tiện vì nếu trẻ còn táo bón, vết nứt sẽ khó lành. Việc điều trị táo bón cho trẻ bắt đầu từ chế độ ăn uống của mẹ đối với trẻ sơ sinh. Còn nếu trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn, khi mẹ bị táo bón thường kéo theo chứng táo bón ở trẻ.
-          Dùng thuốc giảm nhu động ruột. Khi sử dụng phải có sự hướng dẫn của bác sĩ.
-          Giữ hậu môn thật sạch, khi lau rửa cần nhẹ nhàng. Nên vệ sinh cho trẻ bằng nước ấm để giảm đau, kháng khuẩn.
-          Cho bé ăn nhiều hoa quả, trái cây, uống nhiều nước.
-          Thêm hoa quả tươi, rau, bột ngũ cốc vào bữa ăn của bé.
-          Khuyến khích, tập cho bé đi đại tiện đúng giờ để tránh táo bón.


Bé bị viêm nứt kẽ hậu môn nên gặp bác sĩ khi nào?
Đối với một số trường hợp bé bị nứt kẽ hậu môn sau nên đến gặp bác sĩ.
-          Khi bé vẫn đại tiện ra máu, nứt kẽ hậu môn không lành.
-          Bé đau nhiều, tiếp tục chảy máu khi đại tiện dù nứt hậu môn đã lành.

Nguồn gốc chính gây nứt kẽ hậu môn ở trẻ là do chế độ ăn uống từ mẹ. Do đó, cần điều chỉnh chế độ ăn uống sao cho phù hợp, tránh táo bón cho cả mẹ và bé.


Hi vọng trên đây là những thông tin hữu ích giúp bạn đọc có thêm kiến thức về vấn đề, nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào có thể liên hệ với phòng khám đa khoa Hồng Phong chúng tôi để được các bác sĩ tư vấn thêm nhanh chóng và miễn phí.

Thông tin liên hệ: Phòng Khám Đa Khoa Hồng Phong
Địa chỉ: 160 - 162 Lê Hồng Phong, Phường 3, Quận 5, TP. HCM